Dự án cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây được khởi công cuối tháng 9/2020. Dự án là một trong 4 gói thầu lớn nhất nằm trong dự án cao tốc Bắc Nam. Tổng chi phí hơn 12.500 tỷ đồng, dự án dự kiến hoàn thành cuối năm 2022. Vậy sau gần 1 năm thi công, tiến độ cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây ra sao?

Cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây hiện tại xây dựng ra sao?
Dự án đường bộ cao tốc Bắc – Nam qua địa bàn tỉnh Bình Thuận có tổng chiều dài 160 km. Dự án gồm 3 dự án thành phần: đoạn Cam Lâm – Vĩnh Hảo, Vĩnh Hảo – Phan Thiết, Phan Thiết – Dầu Giây. Trong đó, đoạn Dầu Giây – Phan Thiết đi qua địa phận 2 tỉnh: Bình Thuận và Đồng Nai.
Cao tốc Dầu Dây – Phan Thiết có chiều dài khoảng 99 km. Điểm đầu kết nối điểm cuối dự án thành phần đoạn Vĩnh Hảo – Phan Thiết tại Km 235+000, thuộc xã Hàm Kiệm, huyện Hàm Thuận Nam. Điểm cuối kết nối với tuyến cao tốc TP. Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây tại Km 43+125 thuộc xã Lộ 25, huyện Thống Nhất (Đồng Nai).

Tuyến cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây được xây dựng theo tiêu chuẩn đường cao tốc loại A, mặt đường hơn 32m. Quy mô 6 làn xe, vận tốc 120 km/h, được khởi công cuối tháng 9/2020. Dự án có tổng mức đầu tư hơn 12.577 tỷ đồng, trong đó chi phí xây dựng là 7.201 tỷ đồng, dự kiến hoàn thành cuối năm 2022.
Đơn vị thi công tuyến cao tốc Phan Thiết – Dầu Dây là liên danh nhà thầu gồm Tổng công ty CP Xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam (Vinaconex) và Công ty TNHH Thương mại xây dựng Trung Chính (liên danh Vinaconex – Trung Chính).
Dự án được đánh giá có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển kinh tế – xã hội của Bình Thuận và các vùng lân cận. Cụ thể, khi hoàn thành dự án sẽ rút ngắn hành trình từ TP.HCM đến trung tâm du lịch Phan Thiết – Mũi Né còn 2-2,5 tiếng thay vì 4-5 tiếng đi trên quốc lộ. Cao tốc sẽ kết nối với sân bay Long Thành, tạo nên trục giao thông liền mạch giữa TP HCM – Long Thành – Phan Thiết.
Tiến độ thi công cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây đến tháng 7/2021
Tính đến tháng 7/2021, tiến độ thi công tuyến cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây đã đạt được trên 15% khối lượng công việc. Song song đó, tuyến đường kết nối vào sân bay Phan Thiết cũng đang gấp rút thi công. Việc đẩy nhanh hoàn thiện các dự án hạ tầng quan trọng đặt ra nhiều kỳ vọng. Thúc đẩy các nhà đầu tư vào thị trường Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận thời gian tới.
Dự án cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết đang có 69 mũi thi công ở 4 gói thầu xây lắp. Các gói thầu đều đảm bảo tiến độ. Chỉ có một gói thầu dài 35,3 km thuộc địa phận tỉnh Đồng Nai chậm tiến độ do thiếu vật liệu.

Tiến độ thi công cao tốc đoạn Phan Thiết – Dầu Giây gói thầu số 2 dù khởi công sau nhưng tiến độ hiện nay đã vượt kế hoạch đề ra. Gói thầu này với chiều dài hơn 31,2 km qua địa bàn huyện Hàm Thuận Nam và Hàm Tân. Các đơn vị liên danh nhà thầu đã phối hợp chặt chẽ, huy động nhân lực, máy móc thiết bị thực hiện công việc san gạt mặt bằng, đào bốc hữu cơ, thi công đào, đắp nền đường, móng cọc…
Sau hơn 4 tháng phát động khởi công gói thầu số 2 đã hoàn thành khối lượng lớn. Nhà thầu tổ chức 11 mũi thi công. Trong đó 5 mũi thi công cầu, 6 mũi thi công đường với hơn 500 cán bộ, công nhân đang làm việc tại công trường.

Tiến độ cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết gói thầu số 3 chậm hơn so với các gói khác. Lý do thời gian qua thiếu nguồn cung vật liệu, nhất là nguồn đất san lấp nền đường. Tuy nhiên, nhà thầu đã xoay xở, tận dụng, điều phối nguồn đất trong quá trình thi công để đảm bảo tiến độ. Đầu tháng 7 vừa qua, những km đầu tiên thuộc gói thầu số 3 đã được nhà thầu thực hiện thi công. Thực hiện cấp phối đá dăm để phục vụ thảm bê tông nhựa lớp đầu tiên.

Hiện nay, nhà thầu đã hoàn thành thi công cấp phối đá dăm đối với 2km đầu tiên. Thuộc gói thầu số 3 trên địa bàn huyện Xuân Lộc. Nhà thầu hiện cũng đang triển khai thi công cấp phối đá dăm. Thêm 3 vị trí khác trên tuyến thuộc gói thầu số 3.
Ông Nguyễn Hoàng Hải chia sẻ thông tin đối với gói thầu số 3. Ngoài khó khăn về nguồn vật liệu thì công tác thi công cũng đối mặt với khó khăn do thời tiết. Mưa nên nền đất ẩm ướt, do đó, sau một trận mưa phải chờ 2-3 ngày nắng. Để đảm bảo cho nền đất khô ráo mới tiếp tục thi công được.
Để ứng phó với thời tiết trời mưa. Hiện nay, nhà thầu thi công gói thầu số 3 tập trung nhân lực thi công các hạng mục kết cấu bê tông, dầm cầu, ống cống, cấu kiện đúc sẵn. Và chuẩn bị nguồn vật liệu tập kết về công trường để thi công khi thời tiết thuận lợi. Bởi đây là những hạng mục ít bị ảnh hưởng bởi thời tiết hơn.


Tranh thủ trời không mưa, nhiều công nhân cho xe lu nền đường. Đây được xem là một trong những công đoạn quan trọng nhất trong dự án.


Việc giám sát chất lượng được Ban quản lý dự án Thăng Long (chủ đầu tư dự án) thực hiện thường xuyên để tránh sai sót.

Việc xác định cao độ, tọa độ tim đường được các kỹ sư ghi chép cẩn thận.

Công trường cầu vượt trên gói thầu số 4 qua xã Xuân Quế, huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai. Ngoài 16 km đường, gói thầu số 4 còn có 10 cầu vượt cắt ngang và hai khu vực xây đường gom dân sinh.

Công nhân buộc thép, chuẩn bị đổ bê tông trụ cầu vượt.

Khu vực nhà máy đổ bêtông được xây tạm bên đường cao tốc để thuận lợi cho việc xây dầm cầu, cống trên toàn tuyến.

Một trụ cầu đã được xây dựng xong, chờ lắp dầm vượt qua tỉnh lộ 765 ở huyện Xuân Lộc. Công trình thuộc gói thầu số 3 của dự án do liên danh Công ty Vinaconex và Trung Chính. Tuyến đường thi công dài 33,5 km.

Thi công cấp phối đá dăm tại một đoạn tuyến thuộc gói thầu số 3 trên địa bàn huyện Xuân Lộc.

Theo ông Lê Anh Tuấn, chỉ huy trưởng gói thầu số 4. Quá trình làm đường, khi mưa nền đất ẩm ướt nên việc lu đầm không thể thực hiện được. Trong khi đó, trên địa bàn thường xuyên có mưa cũng đã ảnh hưởng đến công tác thi công. Do đó, để khắc phục khó khăn do thời tiết. Các nhà thầu hiện đang tập trung nhân lực tiến hành đúc dầm. Thi công thân trụ cầu và cống các loại, đồng thời đẩy nhanh tiến độ cấp phối đá dăm. Dự kiến đến tháng 8-2021, sẽ hoàn thành cấp phối đá dăm hơn 7km thuộc gói thầu số 4.
Cùng với đó, công tác đảm bảo chất lượng, an toàn lao động và vệ sinh môi trường trong quá trình thực hiện luôn được chú trọng. Đặc biệt là công tác phòng chống dịch Covid-19.
LINK: DỰ ÁN APEC MANDALA WYNDHAM PHAN THIẾT
Cityapartment.com.vn